So sánh nét đặc sắc trong truyện cổ tích thời xưa và thời nay

Nhắc đến những câu truyện cổ tích chúng ta cứ ngỡ chỉ có những truyện cổ tích thời xưa, tuy nhiên không ít những câu truyện cổ tích ở thời nay vẫn đang được lưu truyền, góp phần làm phong phú kho tàng các câu truyện cổ tích đặc sắc, hấp dẫn người đọc, trong đó các bé thiếu nhi. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng điểm qua những điểm hay và thú vị giữa truyện cổ tích thời xưa và thời nay để ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Sự khác nhau giữa truyện cổ tích thời xưa và truyện cổ tích thời nay

Về tác giả

Truyện cổ tích thời xưa được xem là sản phẩm của nhiều thế hệ nhân dân (đa phần đều không có tác giả cụ thể – khuyết danh).

Truyện cổ tích thời nay là những câu truyện được sáng tác bởi cá nhân có tên tuổi cụ thể.

Về phương thức lưu truyền

Truyện cổ tích thời xưa đều là những tác phẩm viết bằng văn xuôi truyền miệng, hư cấu với hình ảnh kỳ vĩ, có cấu trúc kết cấu truyện ổn  . Ban đầu truyện cổ tích thời xưa được lưu truyền miệng, sau đó mới được ghi chép lại.

Về cách thức tồn tại

Truyện cổ tích thời xưa có nhiều dị bản khác nhau và hàng loạt mô típ nghệ thuật được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Truyện cổ tích thời hiện đại là những sáng tác duy nhất và không có nhiều phiên bản, được thể hiện thông qua cá tính sáng tạo của nhà văn và phát triển theo quy luật sáng tạo và phát triển theo quy luật sáng tạo văn học.

Về cốt truyện

Truyện cổ tích thời xưa đều là những câu truyện truyền miệng nên có cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc và dễ hiểu.

Truyện cổ tích thời nay là sự kết hợp giữa các truyện đơn giản đến phức tạp, đôi khi lại có trường hợp có tới từ 2-3 cốt truyện cổ tích dân gian khác nhau được tác giả lồng ghép lại nên một câu truyện cổ tích mang nét riêng của thời hiện đại.

Về nhân vật

Truyện cổ tích thời xưa chủ yếu sử dụng những yếu tố có sẵn để miêu tả nhân vật theo con đường trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhân vật được khắc hoạ một cách ngắn gọn thông qua con đường đối thoại và các hành động.

Truyện cổ tích ngày nay, nhân vật vừa có tính khái quát vừa có tính cá thể. Trong các truyện cổ tích hiện đại, việc đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật được chú ý hơn, không bó buộc các nhân vật vào những hoàn cảnh mang tính chất hoang đường và tưởng tượng mà gắn họ vào trong những câu chuyện cụ thể, tập trung khai thác bề sâu bên trong của con người.

Về thế giới quan

Truyện cổ tích thời xưa thể hiện quan điểm của con người về thiên nhiên, về thế giới xung quanh mình nhưng lại không phản ánh nhận thức và sáng tạo nghệ thuật một cách có ý thức; chủ yếu là các yếu tố mang tính dân gian, thể hiện ý kiến chủ quan của người kể và được biến chuyển qua mỗi thời kỳ khác nhau.

Truyện cổ tích nay nêu bật quan niệm về thế giới quan, nhiệm vụ tư tưởng thẩm mĩ của thời đại và quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn.

Các truyện cổ tích thời xưa và nay nổi bật

Một số truyện cổ tích thời xưa hay và ý nghĩa

Truyện cổ tích thời xưa có rất nhiều câu chuyện đặc sắc có thể kể đến như truyện Tấm Cám, truyện Thánh Gióng, truyện Bánh Chưng Bánh Giầy… đây là những câu truyện được truyền tụng trong dân gian và mãi về sau này mới được ghi chép lại. Đa phần các câu truyện cổ tích đặc sắc thời xưa đều thể hiện mong muốn về những điều tốt đẹp, cái thiện chiến thắng cái ác hay những truyền thuyết về sự tích dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đi cùng những nét văn hoá lâu đời.

Truyện cổ tích thời nay hay và nổi bật

Có lẽ ba mẹ vẫn chưa biết một số truyện cổ tích thời nay, tuy nhiên có một nhà văn trẻ, tên của nhà văn là Phạm Viết Long – tác giả của loạt truyện cổ tích thời hiện đại nổi bật và đầy tính nhân văn như: “Mặt đen tia chớp”, “ Chuồn chuồn cắn rốn”, “Khám phá rừng thiêng”, “Thám hiểm vườn cổ tích”…

Truyện cổ tích thời hiện đại của nhà văn Phạm Viết Long thể hiện đầy chất trong trẻo, nhân văn và mang đến tính giáo dục cao cho con trẻ. Các truyện đa phần là những tác phẩm được sắp xếp dựa trên câu chuyện đời thường, những bài học về cách trở thành một em bé ngoan, biết vâng lời, học giỏi và tránh xa thói hư tật xấu hiện nay. Những nếp sống đơn giản, cần thiết cho một đứa trẻ được nhà văn đưa vào những câu truyện như “Đồ chơi nổi loạn” – em bé vứt bừa bãi đồ chơi, các đồ chơi bất mãn và làm loạn…Kết truyện là em bé phải sắp xếp lại đồ chơi một cách gọn gàng. Chưa dừng lại truyện cổ tích hiện đại được Phạm Viết Long viết ra còn là những câu chuyện giáo dục cả người lớn trong cách ứng xử với các bé.

Cấu trúc truyện của Phạm Viết Long dường như không theo một mô hình nào cả, là sự đan xen giữa hiện thực và “siêu thực”, truyện kế thừa các y . Nếu ba mẹ mong muốn tìm một kho tàng truyện cổ tích thời nay sống động thì hơn 1.000 trang truyện của Phạm Viết Long chắc chắn sẽ là món quà vô giá và thiết thực dành tặng cho con yêu.

 

Có thể thấy dù thời gian có trôi đi như thế nào thì dòng chảy của những câu truyện cổ tích thời xưa và thời nay vẫn luôn hằn sâu vào trong tâm trí của những bạn nhỏ và nó như một phần tuổi thơ đầy ắp sắc màu và nhộn nhịp. Thế giới cổ tích luôn chứa đựng bao điều hay ho, vì vậy đừng quên chọn ngay cho con trẻ những quyển truyện bổ ích góp phần bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn, giúp trẻ yêu thêm việc đọc sách và yêu thêm cả những câu chuyện đầy tính nhân văn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline Email hỗ trợ Địa chỉ Like fanpage & trúng quà minigame mỗi ngày!
fb-chatfb-chat