Truyện cổ tích ngày Tết, Giáng sinh và Trung thu hay nhất

Ngày Tết, Giáng sinh và Trung thu đều là những ngày lễ lớn được chờ đợi nhất trong năm. Trong những ngày này, không chỉ người lớn bận rộn chuẩn bị cho những cuộc vui mà trẻ con cũng cực kỳ thích thú khi được vui chơi và nhận quà từ người lớn. Những câu truyện cổ tích ngày Tết, Giáng sinh và Trung thu sẽ là những món quà tinh thần giúp nuôi dưỡng tâm hồn, giúp bé thêm trân quý và tự hào về nguồn cội, văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Truyện cổ tích ngày Tết

“Sự tích cây nêu ngày Tết” – truyện cổ tích được kể nhiều nhất

Truyện kể rằng xa xưa, khi loài quỷ còn cai trị xứ sở, chúng chiếm mất đất của người, người buộc phải ăn nhờ ở đâu và nghe theo lệnh của quỷ. Quỷ hung hăng, ăn hiếp loài người. Nhờ Phật mách nước, cuối cùng người cũng đuổi được lũ quỷ đi, rồi yên ổn làm năm. Mỗi năm vào dịp Tết, Phật gia ân cho lũ quỷ về thăm viếng phần mộ tổ tiên. Cứ vào dịp ấy, người lại trồng cây nêu trước cửa, để ngăn ngừa lũ quỷ gian ác đến hại mình…

Ý nghĩa giáo dục: Câu chuyện gợi nhắc về một trong những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc, ngoài ra còn cho thấy được sức mạnh của con người trong việc chiến thắng lũ quỷ (cái ác) để có được cuộc sống yên vui, ấm no.

“Sự tích cây nêu ngày Tết” – truyện cổ tích việt nam cho bé cực kỳ thích hợp để ba mẹ có thể kể cho bé, giúp giải thích cho một trong số những phong tục ngày Tết đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Truyện cổ tích “Sự tích ngày Tết Nguyên Đán”

Ngày xưa khi con người chưa biết tính thời gian, tuổi tác, ở đất nước nọ có vị vua tài đức vẹn toàn nên dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Ngài muốn ban thưởng cho người già nhất trong nước nhưng thật khó xác định vì không ai biết tuổi của ai, vì thế ông sai sứ giả đi tìm. Nhưng sứ giả gặp ai cũng đều không biết tuổi họ, cho đến cả thần Sông, thần Biển, thần Núi cũng không ai biết tuổi của nhau, đến khi họ gặp một bà cụ đang ngồi bên gốc cây hoa đào nở để nhớ về người con của bà. Sứ giả về bẩm báo nhà vua, ngài đã thông minh nghĩ ra cách tính thời gian bằng việc mỗi khi thấy hoa đào nở là tính một tuổi. Vì cảm động trước tình cảmcủa bà lão, nhà vua truyền rằng mỗi lần hoa đào nở mở hội ba ngày, ba đêm. Sau này người ta gọi những ngày đó là Tết.

Ý nghĩa giáo dục: Truyện nhắc nhở về nguồn gốc ngày Tết cổ truyền, đồng thời ca ngợi truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước; giúp bé biết đến đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt, lòng kính trọng người già và biết ơn tổ tiên.

Đây được xem là truyện cổ tích ngày Tết ý nghĩa cho bé, chắc chắn ba mẹ không thể không kể cho bé nghe mỗi khi Tết đến – Xuân về.

Truyện cổ tích về Giáng sinh

Truyện cổ tích “Ông già Noel” – truyện giáng sinh được yêu thích

Ông già Noel là câu truyện cổ tích giáng sinh mà nhiều người vẫn cho là huyền thoại, nhưng trên thực tế đây là truyền thuyết có thật và được ghi chép lại. Truyện gắn với nhân vật có tên Ni-ko-la, sống vào thế kỷ thứ 4 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là con một trong gia đình theo đạo Cơ Đốc giàu có, tuy nhiên không may ba mẹ mất sớm, để lại toàn bộ gia sản. Ông lớn lên mà không có cha mẹ bên cạnh. Ông dành cả đời để phục vụ Chúa và dành hết tình cảm cho người nghèo, những đứa trẻ kém may mắn, tình yêu của ông đã vượt qua mọi rào cản về tôn giáo, sắc tộc để ông trở thành một vị “thánh”.

Người ta phát âm từ St.Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được đọc thành Santa cho tới ngày nay.

Đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ trèo qua ống khói hoặc cửa sổ nhà để đặt quà trong các đôi tất màu đỏ mà các em bé đã treo gần lò sưởi và chỉ những em bé ngoan biết vâng lời thì mới nhận được quà.

Ý nghĩa giáo dục: Giúp trẻ hiểu hơn về tình yêu thương trong cuộc sống, nuôi dưỡng lòng yêu thương và giúp trẻ có động lực cố gắng chăm ngoan để được nhận quà của ông già Noel vào mỗi dịp Giáng sinh về.

“Cô bé bán diêm” – truyện giáng sinh cảm động

Truyện “cô bé bán diêm” là một trong những câu truyện cổ tích hay nhất dành cho thiếu nhi của Andersen – nhà văn người Đan Mạch. Truyện kể về cô bé có hoàn cảnh khó khăn phải đi bán diêm trong đêm đông lạnh giá. Cô bé không được trở về nhà nếu không bán được diêm. Nhưng trong đêm tối ấy không có người nào mua giúp cho cô bé. Vừa đói vừa lạnh, cô bé đã đành quẹt ra 3 que diêm để tự thắp lên những ước mơ nhỏ bé của mình và rồi thần chết cũng mang em đi mãi mãi.

Ý nghĩa giáo dục: Câu chuyện lên án những người sống vô tâm hờ hững, không biết quan tâm cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đây là một truyện buồn nhưng qua đó khi cho trẻ đọc sẽ giúp trẻ biết sống yêu thương, quan tâm tới những người xung quanh.

Truyện cổ tích Trung thu

“Sự tích chú cuội” – truyện cổ tích về Trung thu ý nghĩa

Theo tích kể lại, Cuội là một chàng trai mồ côi, thông minh, tốt bụng làm nghề đốn củi. Một hôm vào rừng, cậu tìm được cây thuốc quý, đem về nhà trồng. Nhờ cây thuốc quý mà Cuội được mọi người yêu mến và quý ông ở làng cũng gả con gái cho Cuội. Hai người sống hạnh phúc cho đến một hôm, Cuội đi làm về thấy vợ dùng nước tiểu tưới cây thuốc quý. Vì quá xót cây nên Cuội ôm theo cây bay tít lên cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, người ta vẫn truyền tai nhau là đó là chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Ý nghĩa giáo dục: Truyện nhằm mục đích giải thích hiện tượng tự nhiên của Mặt Trăng ở những chỗ lõm, được nối liền trông giống như một người đang ngồi dưới gốc cây đa vào những dịp trăng tròn.

Truyện còn giúp trẻ biết được ước mơ chinh phục vũ trụ rộng lớn từ xa xưa của nhân dân ta. “Sự tích chú Cuội” là một trong những truyện cổ tích cho bé phổ biến trong nền tảng văn học Việt Nam, xứng đáng là truyện hay để kể cho bé nghe bất kỳ lúc nào.

Sự tích bánh Trung thu – truyện cổ tích đặc sắc

Bánh Trung thu ra đời và có cho nó một câu chuyện cực kỳ thú vị. Truyện kể lại rằng ở một vương quốc nọ, có một vị vua và hoàng hậu cùng nhau uống trà ngắm trăng vào ngày rằm. Nhà vua nếm thử một loại bánh dẻo thơm ngon lạ kỳ liền đặt một cái tên gọi là bánh Nguyệt. Bánh được phổ biến khắp nơi để nhân dân ai cũng được thưởng thức vì vậy tạo nên phong tục cứ mỗi trăng rằm tháng tám, các gia đình ngồi quây quần lại với nhau để thưởng thức những chiếc bánh tròn thơm ngon, tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy.

Ý nghĩa giáo dục: Truyện tái hiện thêm lại một nét văn hóa sinh hoạt của người dân Việt Nam, cho thấy tinh thần đoàn kết, gắn kết yêu thương lẫn nhau của người dân ta; sẽ giúp trẻ biết được ý nghĩa ẩn sâu mỗi chiếc bánh vuông vức thơm ngon, cũng như tinh thần gắn kết yêu thương trong mỗi gia đình.

Kho tàng truyện cổ tích ngày Tết, Giáng sinh và Trung thu thật sự rất đa dạng, phong phú và chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn, giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống, hiện tượng thiên nhiên và cũng là cách giúp bé yêu phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Ba mẹ đừng quên note lại những câu chuyện cổ tích hay để có thể thể kể cho bé nghe mỗi ngày nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline Email hỗ trợ Địa chỉ Like fanpage & trúng quà minigame mỗi ngày!
fb-chatfb-chat