Ý nghĩa hình ảnh ma quỷ trong Truyện Cổ Tích Ma Quỷ

Bên cạnh những nhân vật hư cấu đặc trưng của dòng truyện cổ tích là ông bụt hay bà tiên, ma quỷ vẫn xuất hiện khá nhiều. Vậy nhân vật này có vai trò gì và tại sao lại được đưa vào truyện cổ tích? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau để hiểu hơn về dòng Truyện Cổ Tích Ma Quỷ nhé!

Yếu tố ma quỷ trong truyện cổ tích

Khái niệm “ma”, “quỷ” hiểu thế nào cho đúng?

Cụm từ “ma quỷ” rất phổ biến trong cuộc sống nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Ma quỷ thường được dùng như cụm từ ghép. Tuy nhiên định nghĩa về “ma quỷ” được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có người cho rằng ma quỷ thuộc thế giới tâm linh.

– Ma: ma, quỷ (theo từ điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn);

– Quỷ: ma, quỷ (theo từ điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn);

Gần với “ma quỷ” còn có tinh. “Tinh” nói đến các loại yêu quái, quỷ thần.

Theo cách giải nghĩa trong Việt Nam tự điển (nhóm của Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trụ), ma quỷ còn được hiểu theo những cách sau:

– Ma: hồn người chết không được cúng giỗ, không nơi nương tựa, hiện ra quấy rối người còn sống.

– Quỷ: hồn kẻ tiểu nhân, hung ác, người chết oan hiện ra.

Phân chia truyện cổ tích ma quỷ như thế nào?

Cho đến hiện nay việc phân chia các thể loại truyện cổ tích vẫn chưa có sự thống nhất. Theo cách khái quát nhất, truyện cổ tích gồm: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt. Hoặc dựa trên các tiêu chí cụ thể hơn, truyện cổ tích lại được chia thành: truyện nói về người, về vật, về ma quỷ, về Tiên Phật và truyện nói về Thần Thánh.

Theo các đánh giá, truyện cổ tích thần kỳ chiếm một số lượng khá lớn. Và truyen co tich ma quy được xếp vào loại truyện cổ tích thần kỳ. Thật ra, cách phân chia này cũng dễ hiểu. Bởi vì truyện cổ tích thần kỳ là loại truyện có chứa đựng nhiều yếu tố ảo tưởng, thần bí và kỳ quái.

Vai trò của yếu tố ma quỷ trong truyện cổ tích

Nếu “ông bụt”, “bà tiên”, những vị thần thánh mang thế lực siêu nhiên để giúp đỡ tuyến thiện, đồng thời trừng phạt tuyến ác thì “ma quỷ” đại diện cho cái ác, hãm hại tuyến thiện. Yếu tố ma quỷ trong truyen co tich ma hay truyện cổ tích ma quỷ có vai trò giúp giải quyết các xung đột trong truyện. Các nhân vật ma quỷ này có thể là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ về con người ác độc, tham lam, quỷ quyệt,… Đến cuối cùng chúng vẫn bị trừng trị.

Hình ảnh ma quỷ nghe có vẻ đáng sợ, rùng rợn. Song, hầu hết các truyen co tich ve ma quy đều kết thúc có hậu. Và đằng sau đó là cả một thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn. Trên hết vẫn là những bài học đạo đức, hướng đến cái thiện, răn dạy những kẻ ác.

Sẽ có một hoặc nhiều hơn những bài học được đúc rút sau mỗi câu chuyện. Chẳng hạn như lòng khoan dung, vị tha, làm việc thiện sẽ được phúc báo. Ngay cả nhân vật ma quỷ này nếu biết “quay đầu” vẫn sẽ được sống hạnh phúc.

Top những truyện cổ tích ma quỷ đặc sắc

Kho tàng truyện cổ tích về ma quỷ ghi nhận rất nhiều câu chuyện để lại dấu ấn đậm nét trong tiềm thức bao thế hệ. Nổi bật có những truyện cổ tích như “Sự tích cây nêu ngày Tết”, “người học trò và ba con quỷ” và “con ma báo thù”

Truyện cổ tích hay “Sự tích cây nêu ngày Tết”

Đây là một trong số những mẩu truyện đặc sắc về ma quỷ, bố mẹ có thể kể cho bé nghe để giúp con hiểu thêm về phong tục văn hóa ngày Tết của người Việt.

Câu chuyện kể lũ quỷ đầu xanh, đỏ “thống trị” toàn bộ đất nước. Và loài người chỉ đang “ăn nhờ ở đậu” trên đất của chúng. Thêm nữa, chúng bóc lột người dân rất ghê rợn. Người dân làm việc trên ruộng của chúng chỉ được lấy rơm, chúng thì thu hết phần thóc.

Sau nhiều lần được Phật thương giúp đỡ, người dân có đất trồng trọt và cũng đuổi được lũ quỷ ra tận biển. Thương tình, Phật cho lũ quỷ vào đất liền vài ngày vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Nhưng người dân phải dựng cây nêu trước nhà để ngăn lũ quỷ không bén mảng đến chỗ ở.

“Con ma báo thù”

Đặc sắc cho dòng truyện cổ tích về ma quỷ phải kể đến truyện “Con ma báo thù”. Chuyện kể về một tên cướp ở Gia Định bị kết án tử hình. Hắn đút lót cho quan xử nhằm được thoát tội tử. Song phía quan chỉ nhận tiền không lo cho hắn thoát tội. Cuối cùng, tên cướp vẫn bị tử hình.

Quá oan ức, hắn hiện hồn về tìm cách báo thù. Hồn ma tên cướp tiếp cận một ông cử trong Nam ra thi Hội. Hắn giúp đỡ ông cử từ chỗ ăn, ở cho đến chi phí sinh hoạt và muốn ông ta đền ơn bằng việc chỉ nhà nhà tên quan án.

Sau khi biết địa chỉ, hồn ma đến nhà khiến con quan trở nên điên loạn, trở thành kẻ giết người. Tên quan lo “chạy chữa” bệnh tình và vụ án của con trai khiến tài sản gần như khánh kiệt.

Mục đích ban đầu của hồn ma là định làm chết con của ông quan nhưng sau đó nghĩ lại và thấy khiến hắn điên loạn như vậy là đủ. Hồn ma cho ông cử đến chữa bệnh cho con trai tên quan.

“Người học trò và ba con quỷ”

Ngày xưa, ở một vùng nọ có đôi vợ chồng phú hộ đến tuổi già mới có được mụn con gái nên hết lòng yêu chiều. Cô con gái lớn lên có dung mạo vô cùng xinh đẹp. Bố mẹ không chỉ xây nhà lầu mà còn bỏ tiền mua những loại hoa thơm cỏ lạ về cho cô.

Lúc bây giờ có 3 con cáo sống lâu năm thành quỷ, quen thói hại người. Nghe tin đôi vợ chồng phú hộ tìm hoa cho con gái nên bọn chúng hóa thân thành loài hoa đặc biệt 3 màu: xanh, trắng và đỏ. Hoa tuy đẹp nhưng cô con gái không thích nên kế hoạch thất bại. Sau đó, lũ quỷ bèn trốn trong then cài ở cửa buồng của cô gái nhằm hại cô và gia đình.

Một hôm thầy cử lên kinh dự thi xin tá túc nhà phú hộ. Anh ta đã cứu nguy gia đình cô gái và khiến 3 con quỷ phải quy phục.

Tóm lại, các nhân vật thần kỳ dù là ma quỷ hay thần tiên đều không có trong đời thực. Nhưng chính sự “can thiệp” của các yếu tố thần kỳ này đã giúp câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Hình ảnh ma quỷ tuy rùng rợn, đáng sợ nhưng đã góp phần hỗ trợ làm nổi bật tuyến nhân vật chính, đưa thông điệp câu chuyện trở nên gần gũi với mọi người hơn.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline Email hỗ trợ Địa chỉ Like fanpage & trúng quà minigame mỗi ngày!
fb-chatfb-chat