Sự Thật Về Truyện Cổ Tích khác xa với nguyên bản

Có thể bạn chưa biết nhiều truyện cổ tích khác xa với nguyên bản gốc. Rất nhiều tình tiết kinh dị, rùng rợn đã được lược bỏ. Vậy, sự thật như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để “giải mã” vì sao có sự khác biệt này nhé! Thế giới diệu kỳ và sắc màu trong những câu chuyện cổ tích là một phần ký ức tuổi thơ khó quên của biết bao thế hệ. Nhưng bạn có biết nguyên bản của nhiều những câu chuyện kinh điển như “Cô Bé Lọ Lem”, “Hoàng Tử Ếch”, “Nàng Bạch Tuyết”,… khác so với bản gốc?

Sự Thật Về Truyện Cổ Tích khác xa với nguyên bản | KhangVietBook.vn

Sự thật về những truyện cổ tích nổi tiếng

Truyện cổ tích “Cô Bé Lọ Lem”: Hai cô chị đều ướm vừa giày

Câu chuyện “Cô Bé Lọ Lem” kể về nàng Lọ Lem sống cùng mẹ ghẻ và hại chị kế. Nàng luôn bị ba mẹ con ức hiếp, phải làm việc quần quật mỗi ngày. Trong một lần triều định mở lễ hội, nàng được bà tiên cho quần áo mới và một chiếc xe bí đỏ để đến tham dự. Trong lúc vội vã trở về khi đồng hồ điểm 0h, nàng đã đánh rơi chiếc giày thủy tinh. Hoàng Tử mở cuộc thử giày và chỉ có nàng Lọ Lem là người thử vừa chiếc giày đó. Câu chuyện với cái kết có hậu là chàng hoàng tử và Lọ Lem sống hạnh phúc bên nhau. Hai cô chị được gả cho các vị đại. Thực tế, đây là truyện cổ tích khác với bản gốc mà nhiều người có thể chưa nghe đến.

Trong phiên bản gốc của hai anh em nhà Grimm, tình tiết thử giày có nhiều yếu tố đáng sợ. Theo đó, hai cô chị kế vì muốn thử vừa chiếc giày nên một người cắt gót chân, một người cắt ngón chân. Tuy nhiên, sau đó sự thật cũng được tiết lộ nhờ chú chim của Lọ Lem. Kết cục, ba mẹ con mẹ kế bị con chim khoét mắt.

Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn: Không có mẹ kế, chỉ có mẹ ruột ác độc

Truyện cổ tích khác với nguyên bản gốc cũng gọi tên “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”. Câu chuyện kinh điển, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ này có nhiều dị bản.

Nếu như trước nay, chúng ta đều nghĩ mẹ kế là người hại nàng Bạch Tuyết vì ganh ghét với sắc đẹp của nàng, thì nay, bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết không có người mẹ kế nào cả. Trong bản gốc của hai anh em nhà Grimm, chính mẹ ruột là người đã tìm cách đưa Bạch Tuyết vào rừng rồi tìm mọi cách sát hại nàng. Hoặc có thêm một dị bản, mẹ ruột yêu cầu người hầu thân cận bày kế ám hại Bạch Tuyết.

Khi được chuyển thể thành phim, tuyến nhân vật hoàng tử và Bạch Tuyết hoặc Bảy Chú Lùn cũng được làm mới nhiều tình tiết. Theo đó, các chú lùn đều có tên. Nàng Bạch Tuyết tỉnh dậy nhờ một nụ hôn. Trong bản gốc, Bạch Tuyết tỉnh dậy vì xe ngựa quá xóc khi đang trên đường được đưa về nơi an nghỉ.

Hoàng Tử Ếch: Công chúa cắt đầu ếch

Hành trình ếch hóa thành người, được trở về đúng hình hài của mình trong “Hoàng Tử Ếch” khiến nhiều người ngạc nhiên vì truyện cổ tích khác xa nguyên bản.

Trong truyện hoặc phim, nụ hôn lãng mạn của công chúa đã giúp hoàng tử ếch được biến trở lại thành người. Trong bản gốc, hoàng tử sau khi bị biến thành ếch đã lén vào phòng và ngủ cùng công chúa. Sau khi phát hiện, công chúa đã ném hoàng tử vào tường. Nhờ đó, hoàng tử đã thoát khỏi hình hài của một chú ếch. Thậm chí, còn có bản gốc rùng rợn, đầy tính bạo lực hơn. Công chúa vì sợ đã cắt đầu ếch thay vì ném vào tường hay nụ hôn lãng mạn.

Giải mã truyện cổ tích khác xa với nguyên bản

Giải mã truyện cổ tích khác xa nguyên bản là một phạm trù khá rộng. Để đánh giá chuyên sâu có thể cần trải qua quá trình nghiên cứu và phân tích cặn kẽ ở nhiều phương diện. Song, 2 khía cạnh dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn khái quát vì sao các truyện cổ tích lại có nhiều điểm khác biệt so với bản gốc.

Thay đổi để tiếp nhận nội dung theo cách hấp dẫn hơn

Truyện cổ tích dân gian ra đời cũng kéo theo sự ra đời của rất nhiều dị bản. Bằng góc nhìn và sự sáng tạo của tác giả, những dị bản này được thay đổi nhiều tình tiết từ nhân vật chính đến phụ, kết truyện hoặc một tình huống “đắt” nào đó. Tất nhiên, dù truyện cổ tích khác xa với nguyên bản nhưng vẫn dựa trên cốt truyện của bản gốc và mô típ đặc trưng của thể loại văn học dân gian này.

Sự thay đổi này là hướng tiếp cận mới mẻ về mặt nội dung để câu chuyện hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Đồng thời mang đến những “hương vị” mới cho câu chuyện kinh điển, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ.

Chẳng hạn trong câu chuyện “Hoàng Tử Ếch”, nụ hôn của nàng công chúa giúp hoàng tử được trở thành người đã khiến câu chuyện lãng mạn hơn, một cái kết đẹp như kỳ vọng của mọi người thay vì cảnh kết bạo lực, khô khan trong bản gốc. Tác giả cũng vô cùng tinh tế và nhạy bén khi biến sự thay đổi này trở thành chi tiết “đắt giá” của truyện, từ đó tạo nên dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.

Gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc trong cuộc sống

Việc lược bớt những tình tiết kinh dị, rùng rợn hay bạo lực khiến nội dung nhẹ nhàng hơn, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả. Đặc biệt lứa tuổi tiếp xúc nhiều nhất với truyện cổ tích là trẻ em và thanh thiếu niên nên việc cải biên là hoàn toàn cần thiết.

Truyện cổ tích khác với nguyên bản vẫn giữ được những giá trị nhân văn sâu sắc mà câu chuyện muốn truyền tải. Hơn nữa, với nhiều góc nhìn khác nhau của người kể, những dị bản này còn cho chúng ta biết thêm nhiều giá trị, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn.

Cốt lõi của truyện cổ tích vẫn là bài học hướng đến những điều đẹp đẽ, thiện thắng ác, cái kết có hậu. Và ở những dị bản cổ tích mà ngày nay chúng ta tiếp cận, các tác giả đã và đang phát huy rất tốt ở khía cạnh truyền tải thông điệp.

Dù khác với bản gốc nhưng các câu chuyện cổ tích được thay mới nội dung vẫn là mạch nguồn cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, định hình nhân cách và phát triển tư duy lành mạnh cho thế hệ trẻ em.

Trên đây là một số giải mã truyện cổ tích khác xa nguyên bản. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về thể loại văn học dân gian này.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Hotline Email hỗ trợ Địa chỉ Like fanpage & trúng quà minigame mỗi ngày!
fb-chatfb-chat